Bên cạnh các dòng sản phẩm đình đám như JBL SP, JBL Control, JBL Arena, JBL ES, JBL L, JBL N…, các model thuộc dòng JBL Studio cũng được giới audiophile ưa chuộng và tin dùng. Trong số 20 mẫu loa, loa JBL Studio L880 bốn đường tiếng được đánh giá là 1 trong số các cặp loa đứng được săn lùng nhiều và mang về cho hãng khoản tài chính khủng.
Hình thức đơn giản, nhưng đủ để toát lên sự sang trọng của cặp loa đứng JBL Studio L880
Cũng giống như các model của hãng, JBL Studio L880 được trang bị hầu hết các tính năng, công nghệ tiên tiến. Kết cấu thùng loa vẫn được xây dựng từ chất liệu gỗ MDF cho độ chắc khỏe, cách âm khá tốt, hơn nữa MDF còn có chi phí sản xuất hợp lý, do đó nó luôn là chất liệu hàng đầu được các hãng sản xuất âm thanh cũng như JBL lựa chọn.
Sau khi trải qua quá trình đánh bóng tỉ mỉ bề mặt thùng loa, các hãng sản xuất khác sẽ lựa chọn gỗ lạng để dán bên ngoài bề mặt thùng loa, nhưng đến với model Studio L880 nói riêng và các sản phẩm thuộc JBL nói chung người chơi sẽ thấy được bề mặt thùng loa hoàn toàn khác bởi hãng đã kỳ công tráng 1 lớp vinyl dày có tác dụng chống nước, chống bám vân tay, chống chầy xước sản phẩm, đồng thời chính thiết kế này cũng tạo được cho đôi loa đứng Studio L880 đặc tính rất riêng.
Bộ chân đế bằng kim loại được JBL trang bị cho loa Studio L880 khá độc đáo, nó có tác dụng không nhỏ trong việc hạn chế rung chấn, thu hẹp tối đa diện tích tiếp xúc giữa loa với mặt sàn, tạo độ ổn định cân bằng cho sản phẩm trong quá trình đi vào hoạt động.
Những tính năng nổi trội của đôi loa đứng JBL Studio L880
Ngay khi mở tấm ê căng của JBL Studio L880 ra, tôi khá ngạc nhiên bởi sự khéo léo được thể hiện ở toàn bộ mặt trước của thùng loa. Với những tính toán chính xác, JBL đã sắp xếp cân đối 5 củ loa + 1 cổng bass reflex đường kính lớn trong tổng thể toàn bộ chiều dài thùng loa không đến 1000mm.
JBL Studio L880 là đôi loa floorstanding bốn đường tiếng được JBL trang bị tổng cộng 5 củ loa: một củ loa Ultra tweeter, một củ loa tweeter, một củ loa midrange và cuối cùng là hai củ loa woofer.
Dải cao của mẫu loa JBL Studio L880 nói riêng và các sản phẩm trong dòng nói chung đều được hãng sản xuất chú trọng hơn cả với chất âm treble khỏe, sáng, không chói gắt mặc dù chạm đến ngưỡng tần cao nhất lên đến 40kHz. Để làm được việc đó, JBL đã trang bị cho Studio L880 1 củ loa Ultra tweeter, và 1 củ loa tweeter. Trong đó củ loa tweeter có đường kính 25mm được thiết kế dạng elip kết hợp với công nghệ ống dẫn sóng EOS (Elliptical Oblate Spheroidal), bên ngoài củ loa này được bao bọc bởi khung nhôm chắc khỏe, chịu trách nhiệm phụ trách âm thanh dải cao. Còn củ loa Ultra tweeter 19mm có nhiệm vụ tăng cường bổ sung cho dải âm cao của JBL Studio L880 thêm phần chắc khỏe, màng loa được làm từ chất liệu Mylar bóc tách âm thanh dải cao với tần số có thể lên đến 40kHz nhưng vẫn không xuất hiện méo tiếng.
Củ loa midrange đường kính 100mm và cuối cùng là hai củ loa woofer đường kính 152mm đều được JBL xây dựng củ loa theo kết cấu dạng nón từ hợp chất giấy tráng nhựa PolyPlas kết hợp với công nghệ độc quyền Heatscape, SPP… Do đó âm thanh dải trung trầm không bị hạn chế bởi méo tiếng dù có được mở ở mức âm lượng max nhất. Hơn nữa, hiệu ứng âm trầm của loa JBL Studio L880 còn được tăng cường bởi sự góp sức không nhỏ của cổng bass reflex đường kính lớn ở dưới cùng mặt trước thùng loa.
Loa JBL Studio L880 được đánh giá là cặp loa đứng tốt trong tầm giá trên dưới 30 triệu đồng có khả năng thể hiện được chất âm chân thực, sống động trong khoảng dải tần từ 30Hz đến 40kHz, loa có độ nhạy 91dB, trở kháng 8Ohms. Với những thông số cũng như tính năng của loa, nhà sản xuất khuyến khích người chơi nên phối hợp loa Studio L880 với các mẫu ampli có công suất tối thiểu 200W.
JBL Studio L880 là đôi loa đứng tốt chất lượng trong tầm giá trên dưới 20 triệu đồng, nhưng về cơ bản hình thức truyền thống cũng như chất lượng âm thanh mà model này thể hiện chưa thực sự thuyết phục được cá nhân tôi. Hiện nay tôi đang bị cuốn hút bởi cặp loa đứng Emotiva Airmotiv T2 đến từ thương hiệu sản xuất âm thanh Emotiva của Mỹ. Có thể khẳng định, Emotiva Airmotiv T2 thể hiện được điểm sang trọng quyến rũ ngay từ vẻ ngoài hình thức, các đường cắt lát kim cương tinh tế đầy phá cách và độc đáo giúp bề mặt của loa luôn giữ được độ sáng bóng và khó bám vân tay. Hơn nữa thùng loa của Emotiva Airmotiv T2 được làm từ chất liệu gỗ HDF cao cấp hơn MDF của JBL Studio L880.
Chưa dừng lại ở đó, mặc dù khoảng đáp dải tần của Emotiva Airmotiv T2 không cao – sâu như JBL Studio L880 nhưng Emotiva Airmotiv T2 lại có điểm mạnh trong việc thể hiện chất lượng âm thanh thực sự gây ấn tương và khiến mọi giới audiophile phải trầm trồ, ngạc nhiên. Dải cao của Emotiva Airmotiv T2 thể hiện được điểm sáng từ màng củ loa tweeter được xây dựng theo kết cấu dome ribbon cao cấp cung cấp chất âm treble trong sáng vượt trội hơn hẳn so với những thiết kế củ loa tweeter truyền thống. Bên cạnh đó, dải trung trầm của đôi loa đến từ Emotiva này cũng ghi được điểm bởi chất âm ngọt ngào, sâu lắng, và đầy ấm áp, nghe lâu không có cảm giác mệt mỏi từ màng loa được làm bằng chất liệu giấy.
Mặt khác, Emotiva Airmotiv T2 không làm khó người chơi trong việc lựa chọn ampli có công suất lý tưởng từ 100W – 500W thay vì JBL Studio L880 chỉ phối ghép được với các mẫu ampli có công suất tối thiểu từ 200W trở lên.
Các bạn có thể tham khảo các sản phẩm khác tại đây
Review loa Chario Academy Sovran
An Hạ